Lễ Hội Dân Tộc Việt Nam

Đất nước ta trải dài từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, tính từ ngày tháng đầu tiên của năm đến tháng cuối cùng thì tháng nào cũng có diễn ra lễ hội – tập trung nhiều nhất từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch:

 

Lễ Hội Tháng Giêng:
 1. Hội thổi cơm (làng Tử Trọng – Thanh Hóa) Hội mở từ ngày 30 tháng 12 đến ngày 7 tháng giêng. Từ sáng sớm trên hàng trăm chiếc thuyền dọc bến sông, sau một hồi trống, các cô gái dự thi chèo thuyền ra giữa sông. Hồi trống thứ hai vừa điểm, các cô bắt đầu nhóm lửa bằng bã mía tươi để thổi cơm. Cơm ai chín trước thì người đó thắng cuộc.
 2. Hội đua ngựa (tỉnh Quảng Ngãi) Hội tổ chức từ ngày mùng 3 đến 15 tháng giêng … Trong hội có cả phụ nữ thi cưỡi ngựa nên rất hấp dẫn người xem.
3. Hội chùa Keo (Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình) Hội mở hai kỳ vào ngày 4 tháng giêng (hội xuân) và 13 – 15 tháng chín (hội thu). Thờ không lộ – một nhà sư có công chữa bệnh cho Lý Thánh Tông và được phong làm quốc sư. Ngoài lễ phật, còn có các trò chơi như bắt vịt, thi thổi cơm và thi ném pháo.
4. Hội làng Dừa (Liêm Thuận, Thanh Liêm, Hà Nam) Hội mở vào ngày 4 tháng giêng, tưởng niệm Trương Nguyễn, vốn là trai làng đi theo hùng trưởng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân. Là hội thi tài, thượng võ, đấu vật và các trò vui dân gian.
5. Hội đền Mai Động (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Hội mở từ 4 – 6 tháng giêng. Kỷ niệm bà Lê Chân, nữ tướng của Hai Bà Trưng đã cầm quân chống Mã Viện tại Bạch Đằng. Ngoài các cuộc tế lễ, rước sách, có nhiều trò chơi, nhiều cuộc thi đấu. Độc đáo nhất ở đây là chọi vật – để ghi nhớ những cuộc thi binh tuyển tướng của Hai Bà Trưng.
6. Hội chùa Trăm Gian (Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), còn gọi là hội chùa Sở, xxaay cất từ đời Lý Cao Tông (1185). Họi có từ ngày 4 tháng giêng năm 1375 đời nhà rần và tồn tại đến ngày nay.
7. Hội Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) còn gọi là hội giỗ trận Đống Đa, vào ngày 5 tháng giêng, hội kỷ niệm chiến thắng quân Thanh của vua Quang Trung và tưởng nhớ các chiến binh đã tử vong trong chiến thắng Đống Đa 1789. Hội thi tái hiện trận rồng lửa và đội quân ván gỗ của Quang Trung.
8. Hội Tây Sơn (huyện Tây Sơn, Nghĩa Bình) Hội mở vào ngày mùng 5 tháng giêng – quê hương người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
 Ngoài nghi lễ có diễn trống trận, thi côn quyền, thi tài thượng võ hát tuồng.
9. Hội vật – Võ Liễu Đôi còn gọi là hội Thánh Tiên (Xã liêm túc, Thanh Liêm, Hà Nam). Hội mở từ ngày mùng 5 đến mùng 10 tháng giêng. Thờ ông thánh họ Đoàn , người có công dẹp giặc phương Bắc và là ông tổ vật võ của làng. Nghi lễ rước thánh, phát hỏa, trao gươm và thắt khăn đào, lễ múa cờ tụ nghĩa, lễ thanh động …
10./ Hội Dịch Diệp (Trực Chính, Trực Ninh, Nam Định) Hội mở từ ngày mùng 5 đến 7 tháng giêng. Hội thờ ông tổ làng dệt, thi dệt vải trên mặt hồ.
11. Lễ hội đền Sóc (Phú Linh, Sóc Sơn, Hà Nội). Hội tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng. Tương truyền rằng tại đây sau khi Thánh Gióng đánh đuổi giặc ân đã cởi áo giáp bay về trời.
12. Hội bắt Chạch trong chum (Yên lạc, Vĩnh Phúc) Hội được tổ chức ngày mùng 6 tháng giêng. Đây là nét sinh hoạt văn hóa biểu hiện khát vọng tình yêu và sự sinh sôi của mùa màng, gia súc. Hội thi được tổ chức giữa sân đình, thường từ 5-7 chum. Mỗi chum chứa 2/3 nước và thả vào đó 1 con chạch. Từng đôi trai gái dự thi, sau khi múa hát rồi tiến về phía chum bắt trạch, với điều kiện vừa bắt chạch vừa ôm nhau và mắt không nhìn vào trong chum. Đôi nào bắt được chạch trước thì thắng cuộc.
13. Hội đền An Dương Vương còn gọi là đền cổ loa (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). Hội kéo dài từ 6 – 16 tháng giêng. Hội kỷ niệm thục phán có công dựng nước Âu Lạc, Xây thành Cổ Loa. Có nghi lễ đám rước kì mục tế thần và đám rước thần của 12 xóm. Trong hội có trò vui đánh đu, cờ người, tổ tôm, đáo đĩa, hát chèo vào ban tối.
14. Hội Đuổm (Động Lạt, Phú Lương, Thái Nguyên) Hội mở ngày 6 tháng giêng; kỷ niệm Dương Tự Minh – có công đánh giặc ngoại xâm thời Lý. Trong hội có tục lệ dâng mâm, dâng hương với hình thức diễn xướng, hát cầu thần và ca hát dân gian (hát đuối, hát lượn).
15. Hội cơm hòm ( Tiên Phong, Phổ Yên, Thái Nguyên). Hội mở ngày 6 tháng giêng. Tương truyền kỷ niệm người đàn bà vô danh có công bày mưa đánh giặc ở thời hậu Lê,chống quân Minh. Cổ tục thi thổi xôi ném vào trong hòm.
17. Hội khỏe Tiên Công trên đảo Hà Nam (Yên Hưng, Quảng Ninh) diễn ra ngày mùng 7 tết. Đô vật toàn là các cụ già đủ 80 tuổi. Các cụ cởi trần đóng khố như trai tráng thi đấu vật, theo sau là cáccon cháu đi cổ vũ các đô vật đầu bạc. Thể hiện truyền thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
18. Hội kéo chữ (Quỳnh Sơn, Quỳnh Phụ, Thái Bình) Hội mở vào ngày mùng 6 tháng giêng, chủ yếu là trò kéo chữ và các trò chơi dân gian khác.
19. Hội Lạng (Song Lãng, Vũ Thư, Thái Bình) Hội mở từ ngày mùng 6 đến 12 tháng giêng . Nghi lễ có tế thần, rước sách và nhiều trò vui dân gian khác.
20. Lễ hội Đầm Ô Loan (An Cư, Tuy An, Phú Yên) mở ngày mùng 7 tháng giêng, là lễ hội thi tài đua thuyền truyền thống, thi múa rồng trên thuyền, thi lắc thúng.
21. Hội Từ Hả (Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang) Hội mở ngày mùng 8 tháng giêng, kỷ niệm ông Vũ Thành người lãnh đạo trận tập kích cuối cùng chống quân Nguyên – Mông. Nghi thức có diễn lại toàn bộ trận tập kích.
Trong hội còn có hát Sông Hao (tìm bạn giao duyên) , hát đối đáp nam và nữ, lúc đầu hát tốp nọ với tốp kia từ xa, khi tới gần thì đôi nào vào đôi ấy.
22. Hội kết nghĩa du xuân (Yên Phu – Yên Dân – Yên Tiên – Yên Vỹ, Yên Phong, Bắc Ninh) mở ngày mùng 8 tháng giêng, hội có liên quan đến sự kiện 4 làng đoàn kết chống giặc ngoại xâm và phát triển sản xuất. Có nghi thức kết nghĩa, có trò vui như: kéo co, đấu vật, cờ người , hát chèo.
23. Hội chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) Hội bắt đầu ngày mùng 8 – 10 tháng giêng. Nét đáng chú ý ở chùa Đậu là hai pho tượng, bên trong mỗi pho tượng là thi hài của nhà sư được ướp dưới dạng tượng cách nay hơn 300 năm.
24. Hội người H’Mông chơi núi, chơi xuân còn gọi là hội Sải Sán hay Gầu Tao (đi chơi ngoài trời) thường mở hội sau tết cổ truyền. mục đích là cúng trời đất để cầu sức khỏe cho con người, cầu sinh nhiều con trai, trong hội có hát đối đáp giao duyên của các tốp nam nữ bên cột tre, tỏ tình bằng hát ống, dùng kèn lá gọi nhau, dùng đàn môi tâm sự.
Trò chơi có võ đá ( luyện đá chân nhau chính xác, nhanh mạnh) hoặc đánh lưng, đánh mông…
25. Hội Mở Mặt (Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) từ ngày mùng 6-10 tháng giêng, các cô gái dự hội đều bịt khăn đen kín mặt, chỉ để hở đôi mắt để tìm nhau, khi bỏ khăn ra các cô tham dự các trò đánh đu, hát, làm cỗ, làm các loại bánh trưng, bánh dày, bánh cốm, bánh gai… và cả dệt vải.
26. Hội đền Thượng Lạp (Thượng Lạp, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) Mởngayf mùng 10 tháng giêng. Hội kỷ niệm Cao Nguyên một danh tướng của Hai Bà Trưng đã cầm quân anh dũng chống Mã Viện. Khi thế cùng ông đã tuẫn tiết. Trong hội có tế , lễ, rước, Trò vui có đánh vật, hát xoan, quay đát, vui nhất là đánh phết.
27. Hội Làng Triều Khúc (Hà Nội) Hội mở vào ngày 10 tháng giêng, hội là nét sinh hoạt văn hóa của một làng quê có nhiều nghề thủ công truyền thống. Ở đây nghề chính là dệt lụa, dệt vải.
28. Hội đền Phạm Ngũ Lão (Phù Ủng, Ân Thi, Hải Dương) Hội mở từ mùng 10 đến 25 tháng giêng, kỷ niệm danh tướng thời Trần – Phạm Ngũ Lão, có công chống quân xâm lược Nguyên Mông. Có nghi thức tế lễ mộc đục (tắm tượng).
29. Hội Linh Sơn Thánh Mẫu còn gọi là Hội xuân núi Bà Đen – Tây Ninh. Hội thu hút khách thập phương cả ba tháng xuân thường từ mùng 10 tháng giêng trở đi, đông nhất là 15 tháng giêng. Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất ở miền Đông Nam Bộ, lưng chừng núi có đền Linh Sơn Thánh Mẫu, gần đỉnh núi có miếu sơn thần.
Đặc trưng của hội là chơi xuân, vãn cảnh, du lịch, lễ bái cầu mong một năm thịnh vượng.
30. Hội Vũ Bi (Mỹ Lộc, Nam Định) Hội mở vào những ngày đầu xuân, thờ thần hướng dân biết bón phân cho lúa. Lễ hội liên quan đến tập tục thâm canh lúa của cư dân nông nghiệp, có tế thần và nhiều trò chơi khác.
31. Hội Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội). Hội mở vào ngày đầu xuân, tập thờ cúng như ở hội Vũ Bi.
32. Hội hát quan Họ (Đình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh). Hội tổ chức ngày 10 đến 12 tháng giêng (Hội này mới có từ năm 1995 trở lại đây, kế tiếp đến hội Lim).
33. Hội Lim (Nội Duệ, Từ Sơn, Bắc Ninh) Hội mở từ ngày 13 đến 15 tháng giêng. Thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tục hát quan họ. Liền anh, liền chị quanh vùng kéo đến làm quen với nhau bằng hát quan họ.
Ngoài hát quan họ, các lễ nghi rước sách còn có thi cỗ chay, thi dệt cửu, đu tiên, đấu vật.
Tuy hội lim chính diễn ra tại Nội Duệ, Tiên Sơn vào 13 đến 15 tháng giêng, nhưng nhiều làng của Tiên Sơn cũng có hội riêng của mình, như:
–         Hội chắp: 4/1
–         Hội Ó, Muốm, Dạm, Bưởi: 5/1
–         Hội Đồng Cao, bàng, Nhời, Khám: 7/1
–         Hội chọi, Đọ: 8/1
–         Hội Và, Nguyễn: 9/1
–         Hội Nác, Hộ Vệ, Chè: 10/1
34. Hội chọi voi ở chiềng (Yên Thịnh, Thanh Hóa) Hội mở vào ngày 12 thàng giêng. Kỷ niệm Trịnh Quốc Bảo (Phò vua Lý Thánh Tông) đánh thắng quân Chiêm Thành vào thế kỷ 11 và sau đó vua định phép cho dân làng mở hội mừng chiến thắng và mừng xuân từ đó đến nay.
35. Hội đánh phết Hiền quan (Vĩnh Phúc) Hội tổ chức vào ngày 13 tháng giêng. Kỷ niệm hoạt động thể thao quốc phòng của quân sỹ Thiều Hoa (nữ tướng thười hai Bà Trưng).
36. Lễ hội cầu ngư bên Phá Tam Giang (Thuận An, Huế) Tổ chức vào 3h ngày 12 tháng giêng, tế tổ nghề người khai canh trên đất làng Thuận An, truyền nghề cho họ nghề buông mành thả lưới, khuyến tạo nên một cuộc sống ấm no hàng bao đời nay. Sau lễ là phần hội trong đó màn bủa lưới rồng, biểu diễn nghề câu cá, nghề xú quệu (đánh bắt khuyêc) và cuối cùng là đua nghe trên phá Tam Giang.
37. Hội đâm trâu Ba-Na (Tây Nguyên) Hội mở vào mùa xuân. Tạ ơn thần linh cho mùa màng và sức khỏe. Đâm trâu hiến tế và múa khiên, ném lao, đấu gậy, nhảy múa, ăn thịt trâu thui và uống rượu cần.
38. Hội Hích (Hòa Bình, Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Hội mở ngày 15 tháng giêng. Là hội vui xuân của đồng bào Nùng, Sán Dìu, có hát sướng dân gian.
39. Hội Rèn Vân Chàng (Nam Giang, Trực Ninh, Nam Định) Mở ngày 15-16 tháng giêng. Thờ ông tổ nghề rèn. Có tế lễ và trò vui.
40. Hội Đền Và (Bát Bạt, Hà Nội). Hội mở ngày 15 tháng giêng thờ thần núi Tản Viên đánh Thủy Tinh., trong hội có rước Thần, hát đúm, cờ người, đánh cá, tổ tôm điếm.
41. Hội đền Cửa Sốt (Cửa ông, Quảng Ninh) Hội mở ngày 15 tháng giêng, kỷ niệm Trần Quốc Tảng có công đánh đuổi giặc Nguyên.
Trẩy hội đền Suốt, Khách hành hương có dịp ngắm phong cảnh núi Vạn Hoa và cũng là dịp vãn cảnh bái Tử Long.
42. Lễ Hội Làm chay – Tầm vu ( Tầm Vu, Châu Thành, Long An) Lễ hội diễn ra vào 15 – 16 tháng giêng, lễ hội làm ở ngoài trời, các dàn cúng được làm bằng tre, trang trí rất mỹ thuật bằng các cây trái, hoa trong vùng …và được các bàn tay khéo léo đẽo gọt, tỉa thành hình long, ly, quy, phượng; rất sống động và đầy màu sắc, các dàn cúng bằng dưa hấu, thanh long, bánh kẹo, đủ loại mọi người tự mang vật phẩm đến đặt lên dàn cúng. Có lễ thức, lễ và hội đan xen nhau: lễ rước cờ phướn , hoa đèn, múa lân có ban cử lễ, ban nhạc lễ. Sau đó là lễ tiết khác: Thỉnh kinh, thỉnh phật, đặt tràng hoa, nổi chiêng trống,m đốt trầm khai kinh, cúng tế liệt sỹ… có trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, đập nồi, leo cột mỡ, hát hội.
43. Hội đền Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc) Hội mở vào ngày 15 tháng giêng, kỷnieemj Hai Bà Trưng ngày tuẫn tiết. Có tục cúng bánh trôi trong ngày hội. Có đám tập trận, đánh cờ, chơi đu, đáo đĩa.
44. Hội Tiên la (Hưng Hà, Thái Bình) Hội mở vào ngày 16 tháng giêng, thờ Bát Nàn tướng quân của Hai Bà Trưng, trò chơi ở đây là đánh trung bình tiên (đánh gậy với chiều dài gậy trung bình – như động tác múa).
45. Hội Đình Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) Hội mở từ ngày 14 đến 23 tháng giêng, kỷ niệm Hồ Lâm Hầu – người có công chống giặc Minh, trong hội có tổ chức thi lơn, thi dưa hấu, có hát xướng dân gian.
46. Hội Tứ Pháp (Mỹ Văn, Hưng Yên) Hội mở ngày 17 tháng giêng. Có nghi thức rước 4 nữ thần: Mây, Mưa, Sấm, Chớp; với ý nghĩa cầu mưa chống hạn, theo nghi lễ của cư dân nông nghiệp, có trò vui dân gian.
47. Hội Viềng (Nam Giang, Trực Ninh và Kim Thành, Vụ Bản, Nam Định) Hội mở chỉ trong một ngày mùng 8 tháng giêng, có tế lễ rước thần. Nét nổi bật của hội là người đi bán hàng và người mua hàng đều nhằm mục đích mua bán lấy may trong ngày đầu năm mới.
48. Hội Thổ Hà (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) Hội mở từ ngày 20 đến 22 tháng giêng, còn gọi là lễ Thượng Nguyên, trong nghi lễ có rước xách, tế lễ. Trò vui chọi gà, đấu vật , hát quan họ.
49. Hội chùa Tổ – chùa Đại Bi (Thái Bảo, Gia Lương, Bắc Ninh) Hội mở từ 18 đến 23 tháng giêng, Nơi đây là quê hương của Huyền Quang – phái thiền Trúc Lâm Tam Tổ., lễ thức có rước oản, dâng hương, cúng phật. Trong hội có tổ chức thi oản, thi vật,bơi chải, hát xướng dân gian.
50. Hội Hoa Vị Khê (Nam Điền, Trực Ninh, Nam Định) Hội mở từ 20 đến 30 tháng giêng. Vị khê là làng trồng hoa truyền thống nổi tiếng từ lâu đời. Hội chuyên giới thiệu Hoa – Cây Cảnh..Các trò vui như vật, võ, chạy thi, biểu diễn nghệ thuật.
51. Hội đền Bắc Lệ (Hữu Lũng, Lạng Sơn) Hội kéo dài từ đầu tháng giêng đến trung tuần tháng hai, thờ Mẫu thượng ngàn – bà chúa cai quản rừng xanh, nghi thức có đám rước từ đền cúng đến đền Chính (Cô Ba Bắc Lệ tới hầu đức mẫu Thượng Ngàn). Trước đây chủ yếu là lễ vái, hầu bóng. Ngoài ra khách trẩy hội còn được vãn cảnh vùng sơn cước.
52. Hội đền Dim (Nam Dương, Trực Ninh, Nam Định) Hội mở từ 30 tháng giêng đến mùng 2 tháng hai, trong hội có nghi lễ rước và tế thần. Có nhiều hoạt động vui chơi dân gian như: vật, tổ tôm điếm, hát xướng.
Lễ Hội Tháng Hai:
 53. Hội Làng Đa Hòa (Bình Minh, Châu Giang, Hưng Yên) Hội mở từ ngày cuối tháng giêng đến đầu tháng hai, ở nơi sinh sống của Chử Đồng Tử – Tiên Dung, Người mở mang buôn bán, chữa dịch tả cho dân, chống hạn hán. Nghi thức đám rước rất trọng thể có nhiều trò vui dân gian.
53. Hội Đền Mẹ ( Cung Thuận, Tùng Thiện, Hà Nội) Hội mở từ ngày 2 đến 10 tháng hai, thờ Tản Viên Sơn Thánh đánh thắng Thủy Tinh, trong hội có rước xách, cúng thần, đánh cá.
54. Hội đền Hai Bà (Đồng Nhân, Hai Bà, Hà Nội) mở từ ngày mùng 3 – 6 tháng hai, có rước kiệu Hai Bà Trưng với nghi lễ mộc dục, múa đèn, bơi chải, hát chèo.
55. Hội Thập Đình (Đông Cửu – Song Giang – Đại Ly, Gia Lương, Bắc Ninh) gồm 10 lang, 3 xã thờ Doãn Công và Đào Nương, họ là những tướng của Hai Bà Trưng. Cứ 4 năm một lần vào những năm Thân – Tý – Thìn (từ mùng 6 đến 10 tháng hai), trong hội tổ chức đánh trận giả, nhằm phục hồi lại không khí đánh giặc của nghĩa quân Hai Bà Trưng.
56. Hội Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) Hội mở từ tháng giêng (15 tháng hai là chính hội) đến hết mùa xuân. Thờ Phật Bà Quan Âm. Khách trảy hội lễ phật và vãn cảnh non nước hương sơn.
57. Hội Đền Yết Kiêu (Hạ Bì, Gia Lộc, Hải Dương) Hội mở vào ngày mùng 8 tháng hai, kỷ niệm gia tướng của Trần Hưng Đạo có nhiều công trạng trong chiến thắng chống quân Nguyên Mông, trong hội có tế lễ, các trò vui, đánh vật, đáo đĩa, tổ tôm điếm.
58. Hội Trò – Xuân Phả (Đông Sơn, Thanh Hóa) Hội mở vào ngày mùng 10 tháng hai, thờ Đại Hải Long Vương (Hoàng Long Tướng Quân). Ngoài rước xách, còn có trò Xuân Phả và các trò vui dân gian khác. Ngày 10/02 có hội lễ bà tại làng Thu Bồn (Duy Xuyên, Quảng Nam).
Cách Thánh Địa Mỹ Sơn 7 km có Lăng thờ bà Bô Bô – nữ tướng người Chăm bị chết trận, rất linh thiêng.
59. Hội Đền Hóa Dạ Trạch (Dạ Trạch, Châu Giang, Hưng Yên) Hội mở từ ngày 10 đến 13 tháng hai. Kỷ niệm Chử Đồng Tử – Tiên Dung và Hồng Vân Công Chúa. Nơi lâu đài thành quách bay về trời (hóa Dạ Trạch), Hội nổi tiếng với nghi thức rước nước của Làng – có nghi thức rước gậy và nón thần, rước thánh đi “phát ru”, múa sinh tiền. Cứ ba năm một lần hai xã Mễ sở và Bình Minh (Châu Giang, Hưng Yên) tổ chức lễ hội tưởng nhớ Chử Đồng Tử – Tiên Dung đã có công giúp dân ở đây dựng làng lập ấp, hội diễn ra ở vùng quê sông Hồng, ca ngợi thiên tình sử của Chử Đồng Tử và công lao khai phá vùng đất này.
60. Hội Đền Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội) Hội mở ngày 12 tháng hai. Tưởng niệm Phùng Hưng, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỷ VII.
61. Hội Chử Đồng Tử (Thường Tín, Hà Nội) Hội mở vào trung tuần tháng hai , lễ nghi như hội Dạ trạch.
62. Hội Làng Đa Sỹ (Hà Đông, Hà Nội) . Hội mở ngày 15 tháng hai là hội truyền thống Văn Hiến – Vì nhiều người ở làng đỗ đạt Tiến Sỹ qua các triều đại . Kỷ niệm một danh Y vào thế kỷ thứ 18, ông là quan ngự Y đã từng chữa bệnh cho con vua Càn Long Trung Quốc; Ông dạy cho dân làng lấy cây thuốc Nam chữa bệnh. Hội này cũng kỷ niệm ông Thành Hoàng làng đã truyền nghề rèn ở đây.
63. Hội Đình Làng Võ Giàng (Thanh Thủy, Thanh Liêm, Hà Nam) Hội mở ngày 15 tháng hai, kỷ niệm Vũ Cố – một tướng của Lê Lợi đã cầm quân đánh đuổi giặc Minh
trên sông Đáy. Trong hội có lễ Thánh, đua thuyền trên sông Đáy và phóng Lao, hát đối đáp nam , nữ trên thuyền trong đêm trăng, hát giao duyên và hò hẹn.
64. Hội Chùa Bố (Tiên Sơn, Việt yên, Bắc Giang) mở ngày 18 tháng hai, kỷ niệm ngày mất của nhà sư xây chùa này, mang đậm màu sắc tôn giáo.
65. Hội Làng Cát Hải (Long Hổ, Hương Trà, Huế) mở hai lần vào cuối tháng hai và tháng bảy, còn gọi là lễ Kỳ Yên có tục rước Thần (Nghinh Thần) trò hát chủ yếu là hát thờ và hầu bóng, hội mở ngày 18 tháng hai.
66. Hội đền Bà Triệu (Hậu Lộc, Thanh Hóa) Hội mở 24 tháng hai tưởng niệm Bà Triệu chống quân Ngô thế kỷ thứ III.
67. Hội Đền Quan Lớn Tuần Tranh (Ninh Giang, Hải Dương) . Hội mở ngày 25 tháng hai, thờ Thần Sông Tranh (thần Rắn), hội có rước xách, hầu bóng và trò vui dân gian.
68. Hội Điền Hòn Chén (Núi Ngọc Trản, Cát hải, Hương Trà, Huế) Hội tổ chức vào 27 tháng hai hàng năm, thờ Thiên Y A Na thánh mẫu, Lễ nghi uy nghiêm rước từ đền Hòn Chén về đình Cát Hải. Lễ được tổ chức trên sông gồm nhiều thuyền bè ghép lại gọi là Dằng. Trong đám rước lúc nào cũng có phường bát âm và những bản nhạc làm tăng thêm phần linh thiêng cho lễ hội. khi màn đêm buông xuống, không khí lễ hội càng nhuốm màu linh thiêng và huyền thoại, người ta đốt đuốc, đốt đèn tăng thêm sự ẩn hiện của màu sắc quần áo lễ hội và người đi xem lễ. Cả người hành lễ và người dự lễ đều hân hoan đến sáng và họ tin rằng Đức bà sẽ ban phúc lộc cho làm ăn may mắn và đất trời hòa thuận.
69. Hội Then (ở nhiều vùng dân tộc vùng núi phía Bắc). Hội thường kéo dài trong cả mùa xuân. Rằm tháng bảy cũng tổ chức hội (Tết Xíp Xi). Có nghi thức lễ, hát then, các trò vui dân gian, dân tộc.
Lễ Hội Tháng Ba:
 70. Hội Phủ Giầy (Vân Cát, Vụ Bản, Nam Định), hội mở từ 1 – 10 tháng ba, thờ Liễu Hạnh công chúa hay Thánh Mẫu Vân Hương – một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam, trong hội nổi tiếng nhất là đám rước kiệu, hát chầu văn và trò chơi kéo chữ.
71. Hội Đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) Hội ,ở ngày mùng 2 tháng ba, tưởng niệm Đức Thánh Trần.
72. Hội Bình Đà (Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội) Hội mở từ ngày mùng 5 – 7 tháng ba, kỷ niệm ông tổ nghề Pháo. Giới thiệu và biểu diễn các loại pháo, còn có các trò vui như bắt vịt, cờ người, tuồng chèo.
73. Hội chùaTây Phương (Thạch Thất, Hà Nội) Hội mở ngày mùng 6 tháng ba kỷ niệm Từ Đạo Hạnh, quốc sư triều Lý. Trong hội cónghi lễ tắm tượng, leo núi, vãn cảnh.
74. Hội Chùa Láng (Hà Nội) Tổ chức ngày 7-8 tháng ba.
75. Hội Miếu Hai Thôn (Xuân Hòa, Vũ Thư, Thái Bình) Hội mở ngày mùng 9 tháng ba, kỷ niệm bà Đỗ Thị Khương – vợ Lý Bôn, trong hội có rước xách, tế lễ và hát dân gian.
76. Hội Đền Hùng (Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ) Hội mở từ ngày mùng 10 – 13 tháng ba, chính hội là mùng 10 tháng ba, con cháu hành hương về đất Tổ – rước bánh Chưng – bánh Dầy lễ các vua Hùng.
77. Hội Trường Yên (Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình) Hội mở ba ngày từ ngày mùng 9 đến 11 tháng ba, kỷ niệm Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất đất nước. Trong hội có trò diễn “Cờ lau tập trận” và trò chơi kéo chữ.
78. Hội làng Đăm (Tây Tựu,Từ Liêm, Hà Nội) Hội mở ngày mùng 9 – 10 tháng ba, chủ yếu là đua thuyền.
79. Hội Đền Bạch Hạc (Bạch Hạc, Phú Thọ) mở 10 – 13 tháng ba, kỷ niệm Thổ Lệnh Đại Vương tướng nhà trời, trong hội có rước xách, tế, trò vui cướp cầy, bơi chải, cờ bói.
80. Hội Kết Nghĩa Giao Liệt (Phú Mẫu – Ngân Cầu – Trung Ban – Nghiêm Xá – Phù Lưu – Tiên Trà, Yên Phong, Bắc Ninh) ,hội mở ngày 10 tháng ba kỷ niệm các địa phương này kết nghĩa chống giặc, phát triển sản xuất.
81. Hội Đồng Phù (Trực Ninh,Nam Định) Hội mở ngày 15 tháng ba âm lịch thờ vọng Liễu Hạnh Công Chúa
82. Hội La Vân (Quỳnh Hồng, Quỳnh Phụ, Thái Bình) mở ngày 15 – 20 tháng ba kỷ niệm Nguyễn Minh Không dạy dân phát triển nghề bèo dâu, trong hội cóp nghi lễ nông nghiệp, hóa trang và biểu diễn trình các lớp công, nông, thương
83. Hội Đền Sòng (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) Hội mở vào ngày 15 tháng ba. Thờ Liễu Hạnh công chúa, có lễ vái, cầu tự, đồng bóng.
84. Hội chùa Bồ (Thành Phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình) Hội mở ngày 15 tháng ba, , lễ Phật, kể hạnh, và hát xướng dân gian.
85. Hội Đình Bảng (Tiên Sơn, Bắc Ninh) Hội mở vào ngày 15 tháng ba, nghi lễ có rước xách, tế, có nhiều trò vui như vật, chọi gà, hát quan họ trên thuyền.
 86. Hội Đền Đô (Bắc Ninh) cùng tổ chức ngày 15 tháng ba, kỷ niệm Lý Công Uẩn lên ngôi vua mở đầu triều Lý với 8 đời vua (1009 – 1255). Đền Đô còn thờ Lý Bát Đế.
87. Hội Miếu Băng Lăng (Phú Lâm, Tân Châu, An Giang)  Hội mở 15-16 tháng ba thờ bà Thượng Đồng Cố Hỷ, có lễ vía bà, hát bội.
88. Hội thi diều sáo – Bá Giang (Hồng Hà, Đan Phương, Hà Nội) Tổ chức 15 tháng ba, sau khi tế lễ rước những tấm bánh dầy tưởng nhớ các thần nhân là từng dòng người tấp nập vào hội thi diều sáo. Làng cử người khéo tay làm diều “đại” dài tới 5 mét, rộng 1,5 mét với chiếc sáo “đại”. Chiếc diều biểu tượng này có đề bốn câu thơ:
Gió thổi trăng thanh hồn non nước
Vút cánh diều bay nhạc sáo ngân
Hồn thiêng Tướng cả lưu truyền thống
Anh hùng rạng rỡ mãi lòng dân.
Rồi đến phần lễ diễn. Người thi đều phải mang diều đến trình trước cửa đền thờ vị tướng Nguyễn Cả, vị tướng phò Đinh Tiên Hoàng dẹp loan 12 xứ quân. Mỗi chi có đến 30 – 60 diều sáo và lần lượt vào hội thi.
89. Hội Sáo Đền (Song An, Vũ Thư, Thái Bình) Hội mở từ 20 – 25 tháng ba, kỷ niệm bà Ngô Thị Ngọc Giao, mẹ của Lê Thánh Tông. Có nghi lễ rước kiệu và các trò vui dân gian khác.
90. Hội Pang – Cẩu Nó (dân tộc Khơ Mú, Xinh Mun, Sơn La) Hội mở vào tháng ba, tháng tư. Hội uống rượu cần, hát xướng và các trò vui.
91. Hội rắn làng Lệ Mật (Gia Lâm, Hà Nội) Hội mở vào 23 tháng ba, trong hội có rước nước và múa rắn – rắn dài chừng 10 mét, rộng 1,5 mét, đầu dựng bằng khăn tre căng vải cao hơn 2 mét. Có 5 người điều khiển với nhiều động tác khác nhau: khi bò, khi ngủ, khi vùng vẫy làm đắm thuyền, khi hung hãn đánh nhau và đuôi quất mạnh, thân hình đau đớn khi bị thương…
92. Hội Xuân Dương (Xuân Dương, Na Dì, Bắc Cạn) Hội mở ngày 25 tháng ba, là dịp gặp mặt trong ngày hội cuối cùng của mùa xuân, có  hát dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Giao.
93. Hội chùa Bút Tháp (Thuận Thành , Bắc Ninh) tổ chức ngày 26 tháng ba.
Lễ Hội Tháng Tư:
 94. Hội đền Suối Mơ (Nghĩa Phương, Lục Ngạn, Bắc Giang) Hội mở ngày mùng 1 tháng tư. Lễ cầu mong làm ăn được tốt.
95. Hội chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) mở ngày mùng 8 tháng tư, thờ bà Man Nương – người có công chống hạn. Có rước xách, tế, các trò vui dân gian.
96. Hội Tứ Pháp Chùa Thứa (Thuận Thành, Bắc Ninh) Hội mở ngày mùng 8 tháng tư thờ 4 vị thần : Mây, Mưa, sấm , Chớp; Hội thực hiện nghi lễ cầu mưa và các trò vui dân gian.
97. Hội Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) Hội mở ngày mùng 9 tháng tư, kỷ niệm Thánh Gióng người có công đánh tan giặc Ân, trong hội có rước cờ lệnh và diên xtraanj đánh giặc Ân.
98. Hội Đền Đoàn Thượng (Bần, Yên Nhân, Hưng Yên) Hội mở ngày 11 tháng tư, kỷ niệm Đoàn Thượng – danh tướng thời Lý, có rước xách, tế lễ và trò vui dân gian.
99. hội bà Chúa Xứ (An Giang) Hội tổ chức ngày 24 – 27 tháng tư là ngày hội cổ truyền của nhân dân làng Vĩnh Tế, An Giang, thu hút đông đảo nhân dân các tỉnh lân cận tham dự.
Hội Xuân Từ Tháng Giêng đến ThángTư:
100. Hội Thả Chim (Cư dân đồng bằng bắc Bộ) Đó là một trò chơi dân gian lành mạnh tao nhã. Nơi thả chim là những bãi rộng thoáng, thường là trước đình làng. Mỗi đàn chim có 10 con lượn bay và định hướng công phu.
101. Hôi Lồng Tồng (Ngày hội xuống đồng của đồng bào Tày Nùng Việt Bắc) Trong lễ hội có nhiều trò vui và hát Shi – lượn. Đây là dịp gặp gỡ trao đổi tình cảm của trai gái các bản làng.
102. Hội của đồng bào H’Mông (Vùng Tây bắc, Việt Bắc) Lễ hội có nhiều trò chơi như múa võ, thổi kèn, nghe họa mi hot … Trong dịp này từng đôi trai gái người H’mông tỏ tình bằng hát ống, dùng kèn lá gọi nhau đi chơi núi…
103. Hội Đâm Trâu (Của đồng bào Tây Nguyên) thể hiện tinh thần thượng võ của các dân tộc Tây Nguyên.
104. Hội Cồng Chiêng (Tây Nguyên) Tổ chức tại KonkBăng thị xã Kon Tum, thường tổ chức đêm hội nhân dịp lễ tết, ăn mừng hoặc đón chào khách khách quý.
105. Hội Tết Mừng Lúa (Tây Nguyên) là mùa gặt hái , cây rừng trổ lộc non, thì lúa cũng chín, lúa về từng nhà ấy là Tết mừng lúa đã đến. Gia đình nào gặt xong là chuẩn bị tết ngay. Chủ nhà báo cho họ hàng gần xa và bà con buôn làng đến dự: uống rượu cần, leo lên vựa thóc, cắt cổ con gà cho máu nhỏ xuống thóc giống. Tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn và giong cười dường như không lúc nào dứt. Mọi người quây quần bên đống lúa, uống rượu , ăn thịt, ca hát. Đây là một trong những cái tết chính của Tây Nguyên. Lộc lúa quả là thứ lộc mùa xuân quý giá của đất trời đem lại cho con người.
Lễ Hội Tháng Năm:
106. Hội Chơi Pháo Đất (Ninh Đức, Gia Lộc, Hải Dương) và một số làng xã của tỉnh Thái Bình cũng có hội chơi pháo đất. Nhào nặn đất làm pháo rồi ném.
107. Hội biển: Từ ngày 11 đến 12 tháng 5 hàng vạn người đổ về Trà Vinh dự ngày hội biển. Đây là lễ hội cúng biển được tổ chức tại miếu bà Chúa xứ tại bến Đáy, thị trấn Mỹ Long cầu mong sự an bình cho ngư dân đi biển.
107. Hội đền Chèm (làng Chèm, Từ Liêm, Hà Nội) hội mở vào ngày 15 tháng 5 thờ
Lý Ông Trọng (người Việt) có công giúp Tần Thủy Hoàng dẹp giặc Hung Nô. Có nghi thức mộc dục (tắm tượng).
108. Hội xuống nước (thành phố Nha Trang) Hội tổ chức vào ngày 5 tháng 5. Trong ngày hội nhân dân cả thành phố rủ nhau đi tắm biển để diệt trừ sâu bọ tăng sức khỏe.
Lễ Hội Tháng Sáu:
109. Hội làng Đức Bắc (Phong Châu, Phú Thọ) Hội mở từ ngày 10 đến 12 tháng 6. Hội nổi tiếng với cuộc thi đua trải của 4 giáp.
Lễ Hội Tháng Bảy:
110. Hội làng Đào Xá  (Tam Thanh, Phú Thọ) hội đua thuyền hội mở từ ngày 9 đến 10 tháng 7 kỷ niệm Lý THường Kiệt đi kinh lý ở đoạn sông này để bố trí phòng tuyến chống quân Tống. Có tục bơi trải diễn lại cảnh xưa.
111. Hội Lăng Ông  (thành phố Hồ Chí Minh) Hội tổ chức vào ngày 30 tháng 7.
 Lễ Hội Tháng Tám:
112. Hội Đằng Kim (Thị Cầu, Bắc Ninh): Hội mở từ ngày 7 đến 16 tháng 8. Thờ thánh Tam Giang (thần Nông). Kỷ niệm Trương Hống, Trương Hát- thần linh phù hộ Lý Thường Kiệt đánh quân Tống xâm lược.
113. Hội đền Đồ Sơn (Đồ Sơn, Kiến An, Hải Phòng) còn gọi là hội chọi Trâu. Hội mở ngày 10 tháng 8, thờ Điểm Tước Đại Nương thần phù hộ dân chài. Trong lễ có rước xách, còn có hội chọi Trâu.
114. Hội rằm trung thu: Hội ngày 15/8, trẻ em được rước đèn ông sao, các loài vật, được ăn bánh nướng bánh dẻo- làm theo hình đẹp mắt và hoa quả. Rằm tháng 8 có hội bơi chải trên sông Hoàng Long (Ninh Bình). Lịch sử hội bơi chải nước ta có từ thời
Lê Hoàn tức Lê Đại Hành năm 985. Hội bơi chải từ xưa có ý nghĩa luyện quân rèn ý chí thế trận sông nước.
115. Hội Đồng Bằng: (An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) hội mở từ ngày 15 đến 20 tháng 8, ở đây hội có tổ chức bơi trải.
116. Hội Đình Bách Tính (Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Bình). Hội mở từ mùng 10 đến 15 tháng tám, trong hội có rước nước, đánh cờ người, hát chèo, múa lân và nhiều trò vui dân gian khác.
117. Hội đền Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) Hội mở từ ngày 16 đến 20 tháng 8, tưởng niệm anh hùng Nguyễn Trãi.
118. Hội đền Cố Trạch (thành phố Nam Định) mở từ ngày 18 đến 20 tháng 8 thờ các vua Trần.
119. Hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) hội mở vào 20 tháng 08 thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – Người có công lớn trong cuộc khánh chiến chông quân Nguyên Mông.
120. Hội đền Bảo Lộc (Mỹ Lộc Nam Định) mở ngày 20 tháng 8. Có tế lễ và nhiều trò vui dân gian.
121. Lễ hội Nghinh Ông ( thờ cúng Cá Voi) tại Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre , Bà Rịa- Vũng Tàu và huyện Cần Giờ thành phố Hồ CHí Minh. Trong lễ hội dân vùng biển cầu mong đi biển được thuận buồm xuôi gió và tạ ơn cá ông đã cứu nạn.
122. Hội đền Quát (Yết Kiêu, Hải Dương). Hội mờ từ 18 đến 20 tháng 8. Kỷ niệm Yết Kiêu, bộ tướng thủy quân thân tín của Trần Hưng Đạo. Hội có bơi chải và bơi trình làng.
123. Hội đền An Cư (Nghĩa Khánh, Yên Khánh, Ninh Bình). Hội mở ngày 20/8, kỷ niệm Trần Hưng Đạo. Nét độc đáo của hội là “cá quần sông Đáy” (tục bảo rằng đó là cá ở sông Bạch Đằng về đón mừng đức Hưng Đạo Vương và phù giá nữ quan .
124. Hội đua bò Bảy Núi (của dân tộc Khơ Me Srock Bảy Núi, An Giang).Hội mở vào lễ cúng ông bà tháng 8 âm lịch, 1 phong tục thể thao đẹp, 1 trò diễn độc đáo gắn liền với ruộng đồng, gắn liền với sản xuất nông nghiệp của nông dân trong hội có hội đua bò đôi đường đua dài 150 m cuộc đua có đúng 50 đôi bò tham dự trên 1 mảnh ruộng dài 200m , rộng 100 m, xăm xắp nước.
125. Hội đua thuyền (Đồng Hới, Quảng Bình) hội mở vào mùa nước kéo dài 3 ngày, sáu năm mở một lần, chủ yếu là đua thuyền- nét đặc sắc là khi kết thúc hội có tổ chức lễ buông phao, nghi thức tưởng nhớ những người đồng nghiệp xấu số trong cuộc sống trên sông nước.
126. Hội Tam Tổng (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) Hội mở không định kỳ mà chỉ tổ chức khi trời làm đại hạn. Có thi chải- mỗi tổng ba chải biểu hiện cách gọi trời đánh thức quỷ thần ban nước cho trần gian làm mùa.
 Lễ Hội Tháng Chín:
127. Hội Hạ Đồng (Thụy Sơn, Thái Thụy, Thái Bình)
Và lễ hội của đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam cũng vào tháng chín âm lịch. Lúc thu hoạch xong.
128. Hội chùa Keo (Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình) Hội mở vào rằm tháng chín, có lễ rước mang đậm tín ngưỡng dân gian (phía trước là hai ngựa gỗ màu hồng và trắng có 4 bánh đẩy, rồi tám cờ lớn và một gia tiểu đình có hai thuyền con sơn son tượng trưng cho thánh tổ làm nghề đánh cá. Tiếp sau là một long đình, một nhang án sơn son thiếp vàng, cuối cùng là cỗ kiểu chính lớn đặt bài vị thánh tổ được che lọng ở phía sau và hai chiếc quạt ở hai bên do Thủ hiệu và 32 Hộ giá tuyển chọn từ những trai làng khỏe mạnh, chưa vợ, mình trần đóng khố ghé vai khiêng kiệu, đi theo nhịp chiêng trống, mõ hội và tiếng nhạc của phường bát âm. Các vai chủ khác mặc áo tế thụng đỏ hoặc xanh đẹp đẽ. Hai bên đường là cờ xí và nhân dân đứng chật đường chiêm ngưỡng … Sau đó diễn trò múa ếch độc đáo, kết thúc bằng lễ bơi cạn chầu thánh.
129. Hội Keo (Giao Thủy, Nam Định) Mở từ 12 đến 15 tháng chín. Kỷ niệm Thiền Sư Không Lộ , trong hội có bơi thuyền và múa ếch.
130. Hội chùa Cổ Lễ (Thị Trấn Cổ Lễ, Nam Địn) Hội mở từ 15 đến 20 tháng chín, thờ Nguyễn Minh Không, trong hội có tổ chức lễ giảng kinh và đua thuyền trải.
Lễ Hội Tháng Mười:
131. Hội đền Than (Cao Đức, Gia Lương, Bắc Ninh) còn gọi là đền Lớ làng Đại Than, hội mở từ mùng 6 – 11 tháng 10, thờ Cao Lỗ – Người có công giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, hội với các trò độc đáo là múa mộc, múa rồng, đánh hổ.
132. Hội Thả đèn gió trông trăng: (của đồng bào Khơ – me vùng đồng bằng Nam Bộ).Tổ chức ngày 15 tháng 10. Vào ngày này trẻ em khơ me còn có chơi trông trăng và thả đèn gió.
133. Hội Đình Hát (Hồng Quang, Trực Ninh, Nam Định) Hội mở từ 15 dến 20 tháng 10, trong hội có rối nước, đấu vật, đáo đĩa và các trò vui dân gian.
134. Hội Kim Khẩu Mớ (của Người Khơ Mú, Xinh Mun, Sơn La), hội còn gọi là Hội Lầu Pựa, Lẩu Mạn đó là hội cơm mới, có hát xướng.
 135. hội đua Ghe Ngo (Sóc Trăng) Hội mở ngày 15 tháng mười, lễ cúng trăng của đồng bào Khơ – me nam bộ, với nghi thức và đua thuyền trải.
Một loại Ghe của dân tộc Khơ – me là ghe Tuk hay ghe ngo được làm cây sao (cây KoKi dài khoảng 10m trở lên. Thuyền không có mui, trang trí đẹp, đầu thuyền trạm hình rồng, hoặc rắn hoặc phụng, lân cũng có khi chạm voi, sư tử. Trên ghe có từ 20 – 40 người chèo thiện nghệ, mặc đồng phục, một người cầm lái, một người đứng trước mũi cầm dầm múa và hò hét ra hiệu lệnh. Một người đứng giữa thuyền đánh công theo nhịp và động tác của người đứng mũi.
136. Hội đền Nguyễn Trung Trực (Long Kiên, Chợ Mới, An Giang) Hội mở từ 18 đến 20 tháng10, kỷ niệm Nguyễn Trung Trực người lãnh đạo nhân dân đánh dắm tàu Espe’rance trên sông Nhật Tảo, có lễ tưởng niệm trọng thể và các trò vui.
Lễ Hội Tháng Mười Một:
137. Hội Thề Đông Quan (chùa Chân Tiên – Hà Nội) Tổ chức ngày 22 tháng mười một.
138. Hội Óc – Ôm – Boc (Hội đua thuyền của Người Khơ – me) ở miền tây nam bộ, tổ chức vào trung tuần tháng 11 , tức vào rằm tháng chạp lịch khơ – me, mỗi chùa thường có một đội ghe ngo đại diện cho phun sóc của mình. Sau lễ hạ thủy là cuộc đua tốc độ của hàng chục thuyền một lúc, mỗi nghe ngo đều có người cầm lái, người chỉ huy người đánh cồng theo nhịp thúc quân. Đội ghe ngo được nhiều người biết đến là  là đội của chùa Tâm Sóc, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng đã từng đoạt giải vô địch trong nhiều cuộc đua tài trong vùng và của cả ba nước đông dương.
139. Hội tế Trung Đô (Ngọc Phan, Thanh Oai, Hà Nội)
Lễ Hội Tháng Mười Hai (chạp):
140. Hội Dương Lôi (Dương Lôi, Tân Phong, Bắc Ninh) Mở ngày 12 tháng 12, kỷ niệm ngày sinh vua Lý Công Uẩn.
141. Hội núi Bà Đen (Tây Ninh) Hội tổ chức từ ngày 27 tháng chạp đến 27 tháng giêng hàng năm tưởng niệm bà Lý Thị Thiên Hương, một nữ anh hùng thời Tây Sơn, nơi đây là một thắng cảnh ở vùng núi Tây Ninh, du khách vãn cảnh bồng lai nơi cửa phật và tắm mình giữa thiên nhiên kỳ thú.
142. hội Đức Thánh Trần Hưng Đạo (thành phố Hồ Chí Minh) . Tại đây ngày 10 tháng chạp là ngày thánh đản, ngày 1,2,3 tết tổ chức lễ hội mừng xuân, ngày 10 tháng ba tổ chức lễ hội Hùng Vương; 20 tháng tám tổ chức ngày giỗ Trần Hưng Đạo; những dịp ngày thường có tế lễ cổ truyền, múa lân, thi vật, võ cổ truyền, ca nhạc dân tộc, và thường xuyên tổ chức hội thảo về các chiến công đời Trần.
143. Hội thề Làng Đọ ngày 30 tháng 12 ( Bắc Ninh) và hội làng Khê Thượng (Sơn Đà, Ba Vì, Hà Nội)
                                                            (Nguồn: CN Hướng dẫn du lịch)
Mời cả nhà cùng xem video trên kênh của Du lịch Trường Thuận

                                                        

TƯ VẤN MIỄN PHÍ